Nhan sắc dàn người đẹp đóng 'Lật mặt 7' của Lý Hải
Tàu đổ bộ Blue Ghost từ quỹ đạo mặt trăng đã đáp theo chế độ lái tự động, hướng đến phần dốc thoải của một miệng núi lửa cổ đại ở lưu vực va chạm trên rìa đông bắc của phần mặt trăng gần hơn.Trung tâm điều khiển sứ mệnh tại trụ sở công ty Firefly ở ngoại ô thành phố Austin (bang Texas, Mỹ) đã loan báo thông tin xác nhận."Chúng ta đã đáp xuống mặt trăng", AP dẫn thông báo từ trung tâm điều khiển, nơi dõi theo hoạt động của tàu đổ bộ Blue Ghost ở cách trái đất khoảng 360.000 km.Việc tàu đổ bộ đáp mượt và thẳng đứng đã giúp Firefly trở thành công ty tư nhân đầu tiên đưa tàu đến mặt trăng mà không bị rơi hoặc đáp trong tư thế lật ngược. Đến nay chỉ có 5 nước đạt được thành tựu này, đó là Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.Tàu đổ bộ Blue Ghost được thiết kế đặc biệt cho mục tiêu đáp xuống mặt trăng, với chiều cao 2 m và bề ngang 3,5 m, trụ vững trên 4 chân.Được phóng từ bang Florida hôm 15.1, tàu đổ bộ mang theo 10 cuộc thí nghiệm cho NASA. Cơ quan không gian Mỹ trả 101 triệu USD cho dịch vụ này, cộng thêm 44 triệu USD cho chi phí thiết bị khoa học và công nghệ trên tàu.Đây là sứ mệnh tư nhân thứ ba theo chương trình vận chuyển thương mại đến mặt trăng do NASA triển khai, nhằm khai thác tiềm lực từ tư nhân trong thời gian chờ đưa các phi hành gia quay lại vệ tinh tự nhiên của trái đất.Các thí nghiệm trên tàu Blue Ghost chỉ có 2 tuần thực hiện, trước khi thời gian ngày trên mặt trăng kết thúc và chuyển sang 2 tuần đêm tối.Đến ngày 6.3, dự kiến một tàu đổ bộ khác tên Athena của công ty tư nhân Intuitive Machines (Mỹ) cũng sẽ đáp xuống mặt trăng theo chương trình của NASA.'Hack' tuổi, khoe dáng với đầm cocktail sành điệu và trải nghiệm văn hóa tiệc thú vị
Chia sẻ trên trang Tiktok cá nhân, hội bạn 4 người của anh N.T.T "khóc ròng" kể lại hành trình chông gai của chuyến du lịch Đà Lạt đầu năm mới mà bị lừa đặt phòng khách sạn liên tiếp tới 2 lần. Theo đó, anh T. đã đặt và nhận phòng tại 1 khách sạn 5 sao ở Đà Lạt cuối tuần qua. Thay đổi lịch trình, anh T. lên Facebook tham khảo và tìm được 1 khách sạn cũng giới thiệu 5 sao, rất đẹp. Liên hệ qua Fanpage, nhân viên khách sạn thông báo còn phòng nhưng vì đông khách nên yêu cầu thanh toán trước. Do trên Fanpage chạy rất nhiều bài quảng cáo rầm rộ với nhiều lượt thích và bình luận nên anh N.T.T cũng không nghi ngờ gì, chuyển tiền rồi hào hứng cho hành trình trải nghiệm 1 chỗ ở mới. Thế nhưng, khi nhóm bạn có mặt tại khách sạn nêu trên thì ngỡ ngàng nhận thông tin khách sạn không còn phòng, trang Facebook đó là giả mạo. Vội lên tìm thêm 1 khách sạn khác, nhóm bạn này tiếp tục nhận thông tin còn phòng và yêu cầu trả tiền trước. Rút kinh nghiệm, 4 người bắt taxi tới tận nơi để hỏi phòng thì được nhân viên khách sạn thông báo đã hết phòng và cũng "không biết gì về trang Facebook trên"."Bọn tôi đăng video này khi đang trên taxi đi lòng vòng kiếm khách sạn. Mùa này cao điểm, chỗ nào cũng báo hết phòng, mà còn bị lừa thế này nữa. Quá khổ! Trang Facebook của các khách sạn, homestay kia đều được chạy quảng cáo rầm rộ, trông đáng tin lắm. Mọi người nhớ thận trọng không lại mất tiền oan và rơi vào cảnh bơ vơ như chúng tôi" - anh N.T.T chia sẻ.Tương tự, anh Trần Tiến (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) cũng suýt mắc bẫy trang quảng cáo khách sạn lừa đảo ở Đà Lạt với chiêu thức tương tự. Tuy nhiên, do nhân viên tư vấn cứ nằng nặc đòi chuyển tiền sớm vào tài khoản cá nhân nên anh Tiến sinh nghi, tìm kiếm kiểm tra lại thông tin thì mới tìm được trang web chính thức của căn biệt thự đó và họ báo đã không còn nhận khách.Không chỉ cơ sở lưu trú, Thanh Niên còn nhận được phản ánh của nhiều người dân về tình trạng giả mạo trang web bán vé máy bay để lừa đảo chiếm đoạt tiền. "Họ lập hẳn trang web vebaytet.com, tôi tìm hiểu thì có đến 4 trang web kiểu như vậy. Mình đặt vé trên đó xong bọn họ sẽ gọi điện, cho số tài khoản ngân hàng để chuyển tiền. Chuyển xong thì họ báo lý do là mình ghi dư chữ "thanh toán vé máy bay", chỉ được ghi nội dung là mã vé được cung cấp. Sau đó, yêu cầu chuyển tiền thêm 1 lần nữa mới trả lại tiền đã chuyển lúc nãy, rồi vòng vo, nói không làm theo thì không hỗ trợ hoàn tiền luôn. Vé tết trên đó bán giá cũng rẻ hơn bình thường, tôi mua 3 vé, mất gần 6 triệu đồng thôi. Nhưng nghĩ tới việc họ chủ đích lừa đảo vậy thì tết này chắc sẽ gom được nhiều của bà con có nhu cầu về quê" - chị T.H (ngụ TP.HCM) kể lại câu chuyện vừa bị lừa.Trước đó, hãng hàng không Vietnam Airlines và cơ quan chức năng cũng ghi nhận một số trường hợp các website, tổ chức, cá nhân tự xưng là đại lý của hãng.Cụ thể, một số trang web có tên miền giống, dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng như sau: vietnamairslines.com; vietnamaairlines.com; vietnamairlinesvn.com. Các website này có tên địa chỉ gần giống, khó phân biệt so với website chính hãng của Vietnam Airlines (https://www.vietnamairlines.com) bởi chỉ khác một số chữ cái, hành khách tinh ý mới có thể nhận ra được. Chưa kể, giao diện, màu sắc, logo những trang web này cũng được thiết kế tương tự website chính thức của Vietnam Airlines.Khi khách hàng làm các thủ tục mua vé bay sẽ nhận được mã đặt chỗ để làm tin và khuyến cáo phải thanh toán tiền gấp nếu không sẽ bị hủy. Sau khi nhận được tiền, đối tượng không xuất vé và ngắt liên lạc. Do mã đặt chỗ chưa được xuất ra vé máy bay nên sẽ tự hủy sau một thời gian và khách hàng chỉ biết được việc này khi đến sân bay làm thủ tục.Một hình thức khác phải kể đến đó là các đối tượng lừa đảo, mạo danh đại lý vé cấp 1 của Vietnam Airlines. Các giao dịch được thực hiện bằng hình thức trực tuyến, khách sau khi thanh toán chỉ nhận được mã đặt chỗ chứ đại lý không xuất vé.Cá biệt, một số đối tượng gửi email hoặc tin nhắn thông báo rằng khách hàng đã "trúng thưởng" hoặc nhận ưu đãi vé máy bay. Khi khách hàng truy cập vào đường link đính kèm và cung cấp thông tin, kẻ gian sẽ lấy cắp thông tin thẻ tín dụng hoặc yêu cầu thanh toán.Ngoài phương thức nêu trên, nhiều đối tượng lừa đảo sau khi nhận được tiền của khách vẫn tiến hành xuất vé nhưng sau đó lại hoàn vé (chịu mất phí hoàn vé) và chiếm phần lớn tiền vé người mua đã chi trả. Tinh vi hơn, khi khách nhận vé, gọi điện lên hãng để kiểm tra thì được báo đã xuất vé đúng hành trình. Tuy nhiên sau đó ít ngày, người đặt vé này sẽ gửi yêu cầu tới hãng hàng không để xin hoàn vé. Như vậy, với mỗi vé bay, kẻ lừa đảo có thể bán đi bán lại cho nhiều người khác nhau và người mua sẽ chịu thiệt hại, ảnh hưởng đến lịch trình kế hoạch đi lại.Đánh giá tình trạng lừa đảo vé máy bay đã diễn ra nhiều năm, dù cơ quan chức năng vào cuộc nhưng vẫn chưa thể xóa triệt để hiện tượng này, lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết các website này không phải kênh bán hay đối tác chính thức của Vietnam Airlines, hành khách mua vé từ đây sẽ không được đảm bảo quyền lợi, có thể mua phải vé giả, vé bị nâng giá…Trong thời gian qua, Vietnam Airlines đã có văn bản đề nghị cơ quan chức năng xử lý các website có dấu hiệu vi phạm về: sử dụng logo, nhãn hiệu, hình ảnh của Vietnam Airlines, bản quyền thiết kế giao diện website, công bố thông tin; đăng ký, sử dụng tên miền có dấu hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại của Vietnam Airlines.Để không mua phải vé giả, vé bị nâng giá trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các hãng hàng không đều khuyến nghị khách hàng mua vé trên website, ứng dụng di động, phòng vé và đại lý chính thức của hãng. Khách hàng mua vé bay trên website cần đặc biệt lưu ý truy cập đúng địa chỉ chính thức của hãng hoặc liên hệ trực tiếp với tổng đài nếu cần được giải đáp, hỗ trợ trực tiếp liên quan đến đặt chỗ, mua vé. Nếu nhận được những lời chào hàng về vé máy bay quá rẻ so với thông tin của hãng thì đừng vội đặt vé mà kiểm tra lại vì có thể đó là chiêu trò của các đối tượng xấu với mục đích lừa đảo.Hiện nay, Vietnam Airlines chỉ có một website chính thức là www.vietnamairlines.com. Thông tin liên hệ phòng vé và danh sách các đại lý chính thức của Vietnam Airlines cũng được cập nhật trên website tại mục Đại lý (ở chân website). Khi mua vé, khách hàng cần yêu cầu nơi bán cung cấp hóa đơn theo đúng quy định. Đây là chứng từ quan trọng dùng để bảo vệ quyền lợi cho hành khách.
Du lịch Đà Nẵng, Quảng Ngãi bội thu ngàn tỉ dịp tết
Thông tin ban đầu vụ cướp tiệm vàng xảy ra khoảng 14 giờ 24 phút ngày 13.2 tại tiệm kinh doanh vàng bạc, đá quý Như Ngọc Châu, khu vực chợ mới Di Linh, TT.Di Linh (H.Di Linh), kẻ gian dùng búa phá tủ kính cướp tiệm vàng, khiến nhiều người hoảng loạn.Hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy, kẻ gian mặc áo khoác màu vàng, đội nón bảo hiểm và đeo khẩu trang che kín mặt mang theo búa sắt vào một tiệm vàng ở TT.Di Linh. Sau khi quan sát, kẻ này dùng búa phá tủ kính lấy đi nhiều vàng rồi tẩu thoát.Thời điểm này, nhiều người có mặt la lớn, nhưng do kẻ cướp cầm búa sắt hung hãn đe dọa nên không ai dám lao vào khống chế. Toàn bộ diễn biến vụ cướp tiệm vàng được camera an ninh ghi lại.Ngay sau khi xảy ra vụ cướp, Công an H.Di Linh và Công an TT.Di Linh đang có mặt tại tiệm kinh doanh vàng bạc, đá quý Như Ngọc Châu khu vực Chợ mới Di Linh phong tỏa hiện trường; đồng thời, triển khai công tác khám nghiệm hiện trường và làm việc với các nhân chứng phục vụ công tác điều tra, truy xét nghi can vụ cướp tiệm vàng.
Chiều 3.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Võ Quốc Khánh (48 tuổi, ngụ P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, vợ chồng anh N.V.H (41 tuổi) và chị N.T.T.N (40 tuổi) cần vay ngân hàng 1,25 tỉ đồng để xây nhà ở P.Hòa Khánh Nam (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) nhưng bị dính nợ xấu ngân hàng trên hệ thống lưu trữ nên không được giải quyết.Chị N.T.T.N nhờ người quen là Vũ Quốc Khánh đứng tên hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngày 1.10.2019, chị N. và Khánh thỏa thuận lập "văn bản xác nhận và cam kết" với nội dung: Chị N. đồng ý thực hiện ủy quyền và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ cho Khánh để đại diện làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng; chịu trách nhiệm trả tiền gốc và lãi đối với các khoản vay. Còn Khánh không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch gì khác liên quan đến sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của chị N.Khánh ký hợp đồng thế chấp số đỏ cho Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) để vay giúp vợ chồng chị N. số tiền 1,25 tỉ đồng trong 20 năm. Ngân hàng NCB giải ngân số tiền cho Khánh và Khánh đưa cho chị N. sử dụng.Tuy nhiên, sau đó Khánh đưa ra thông tin gian dối mình là chủ sở hữu nhà và đất tại P.Hòa Khánh Nam rồi đăng tin bán nhà trên mạng xã hội mà không thông báo cho chị N. biết.Được 2 "cò đất" môi giới, vợ chồng anh Đ.H.L (34 tuổi) và chị N.T.N (36 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiều) đến gặp Khánh mua nhà với giá 1,89 tỉ đồng.Lợi dụng thời điểm không có vợ chồng chị N. sinh sống trong nhà, Khánh đưa vợ chồng anh L. vào xem nhà.Ngày 26.7.2021, vợ chồng anh L. đặt cọc cho Khánh 400 triệu đồng, Khánh hẹn trong 3 tháng (đến tháng 10.2021) sẽ ra công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Ngày 18.10.2021, anh L. và vợ chuyển 1,465 tỉ đồng vào tài khoản của Vũ Quốc Khánh tại Ngân hàng NCB để thực hiện việc giải chấp tài sản nhà và đất trên.Ngân hàng NCB đã thanh lý hợp đồng vay vốn và trả lại sổ đỏ cho Khánh. Ngày 21.10.2021 tại văn phòng công chứng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), anh L. giao số tiền mua nhà, đất còn lại là 25 triệu đồng cho Khánh và Khánh ký hợp đồng chuyển nhượng.Đồng thời, vợ chồng anh L. giao cho Khánh thêm 45 triệu đồng để mua lại toàn bộ nội thất trong nhà. Dù tài sản không phải của Khánh, nhưng Khánh vẫn bán bừa để nhận thêm tiền.
Bác sĩ 'nói' vô sinh, người phụ nữ bất ngờ sinh 3
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".